Wednesday, 29/11/2023|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử TRƯỜNG THCS TRUNG HƯNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngữ văn lóp 9

Trường THCS Trung Hưng                               ĐỀ THI THỬ LẦN 2 VÀO LỚP 10 THPT
                                                                                         Thời gian làm bài: 120 phút

                                                                      Môn: NGỮ VĂN

 

Phần I: (4 điểm). Trong “ Lặng lẽ Sa Pa”, ở phần đầu truyện, tác giả Nguyễn Thành Long có viết: “ Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ đã len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây kinh tử thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”

Và đến phần cuối truyện, khi kể về cuộc chia tay của ba nhân vật, nhà văn viết

Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho ô gái cảm thấy mình rực rỡ theo

1. Truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” được ra đời trong hoàn cảnh nào?

2. Chỉ ra một câu ghép và xác định quan hệ nghĩa giữa các vế của câu ghép có trong đoạn văn.

3. Thiên thiên nhiều lần xuất hiện trong truyện, hãy chỉ ra vai trò của những hình ảnh thiên nhiên ấy.

4. “ Lặng lẽ Sa Pa” không chỉ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên mà còn miêu tả vẻ đẹp của con người. Cái “ hừng hực” của nắng cũng là chỉ “ nhiệt huyết hừng hực” của con người lao động. Hãy viết một đoạn văn nghị luận dài khoảng 2/3 trang giấy thi nêu vai trò của nhiệt huyết.

Phần II. ( 6 điểm)

Khổ cuối “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tác giả có viết:

“ Không có kính , rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

1. Chép lại một câu thơ trong bài cũng có hình ảnh “ tim”

2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ đầu của khổ thơ.

3. Hai câu đầu và hai câu cuối có kết cấu đối lập. Chỉ ra hiệu quả của kết cấu đó.

4. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình diễn dịch làm rõ câu chủ đề sau: “ Khổ thơ cuối của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của người lính lái xe”. Trong đoạn văn có câu nghi vấn và thành phần phụ chú. ( Gạch chân đơn vị kiến thức tiếng Việt được yêu cầu)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 27
Hôm qua : 88
Tháng 11 : 1.530
Tháng trước : 2.293
Năm 2023 : 15.109
Năm trước : 133.248
Tổng số : 206.363